Tìm hiểu bệnh trĩ nội, trĩ ngoại | Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Trĩ nội và trĩ ngoại là hai dạng phổ biến của bệnh trĩ. Để phân biệt được đâu là trĩ nội, đâu là trĩ ngoại thì cần dựa vào vị trí xuất phát của búi trĩ. Cùng tìm hiểu về bệnh trĩ nội và trĩ ngoại với Phunutoday trong bài viết sau đây.

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là hiện tượng các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, hình thành ở trên đường lược.

Đặc điểm của bệnh trĩ nội như sau:

Xuất hiện ở bên trên đường lược Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn Không có thần kinh cảm giác Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt và viêm xung quanh hậu môn Tùy theo diễn tiến, bệnh trĩ nội được phân thành 4 cấp độ khác nhau

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Trĩ nội độ 1: Hầu như chưa có biểu hiện gì tiêu biểu nên bệnh nhân rất dễ bỏ qua, nếu để ý thì bạn sẽ thấy có chút máu dính lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh

Trĩ nội độ 2: Búi trĩ với kích thước nhỏ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng sau đó tự co lên được

Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và phải dùng tay hỗ trợ để đẩy lên

Trĩ nội độ 4: Búi trĩ hầu như thường trực ở hậu môn, không thể co lên được nữa, có thể khiến bệnh nhân bị viêm nhiễm.

bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Dựa theo những đặc điểm vừa phân tích ở trên thì có thể thấy rằng: Dấu hiệu của bị bệnh trĩ nội chủ yếu là chảy máu và sa búi trĩ. Cụ thể diễn biến của từng dấu hiệu như sau:

Chảy máu: Khi bệnh trĩ nội mới hình thành, hầu như chảy máu là triệu chứng chính. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh trĩ nội này diễn ra rất âm thầm và kín đáo trong giai đoạn đầu nên bệnh nhân rất khó có thể đoán biết và thường bỏ qua. Nếu thật chú ý, bạn sẽ thấy có chút máu dính lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh mỗi lần đi cầu xong. Càng về sau, lượng máu chảy ra càng nhiều hơn, máu chảy thành tia hoặc nhỏ giọt.

Sa búi trĩ: Búi trĩ phát triển to thêm tùy theo từng cấp độ. Ban đầu khi mới xuất hiện tại hậu môn, búi trĩ thường chỉ nhỏ như hạt lạc hoặc hạt đậu, cũng chưa gây cảm giác đau đớn hay khó chịu cho người bệnh và tự co lên được mỗi lần bạn đi cầu xong. Sau đó, khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng hơn, búi trĩ sa ra cũng to lên, có dấu hiệu sưng phồng, đau đớn khiến bệnh nhân cảm giác rất khó chịu, người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ lên mỗi lần đi vệ sinh xong. Đến khi bệnh chuyển sang trĩ nội độ 4 thì búi trĩ dường như thường trực bên ngoài, gây viêm nhiễm hậu môn và đau đớn rất nhiều cho bệnh nhân.

Dấu hiệu khác: Hậu môn ẩm ướt, ngứa hậu môn, đau rát và khó chịu.

Cách điều trị bệnh trĩ nội

Tự khắc phục bệnh trĩ nội tại nhà

Khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, các bác sỹ của phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên bệnh nhân phải chú ý những vấn đề sau:

Thay đổi chế độ ăn uống: Hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối những đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thay vào đó bạn nên tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong củ, quả. Mỗi ngày bạn cũng nên uống đủ 2 lít nước để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể.

Thay đổi chế độ sinh hoạt: Không được thức quá khuya, không làm việc quá căng thẳng, thay vào đó bạn nên đi ngủ sớm (trước 11h), làm việc điều độ và rèn luyện sức khỏe bản thân bằng những bài tập thể dục mỗi ngày.

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: Không lạm dụng các dung dịch vệ sinh vùng kín quá đà, nên để hậu môn thông thoáng và khô ráo bằng việc mặc những đồ rộng, chất cotton.

Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp nội khoa (Dùng thuốc)

Sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc này có tác dụng giúp thành tĩnh mạch bền chắc hơn, co thắt lại, giảm viêm, sưng đau. Thuốc gồm có: Thuốc uống, thuốc kháng viêm, thuốc bôi, thuốc đặt…

Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp ngoại khoa

* Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ: Phương pháp này bao gồm chích xơ búi trĩ nội (Áp dụng cho bệnh nhân trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2, khi mà búi trĩ chưa sa ra ngoài), thắt búi trĩ  (Áp dụng cho bệnh nhân trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2), đốt búi trĩ bằng tia hồng ngoại.

* Phẫu thuật cắt trĩ:  Sau khi đã sử dụng những phương pháp điều trị bệnh trĩ nội nêu trên mà không có hiệu quả thì bác sĩ buộc phải sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ.

Điều trị bệnh trĩ nội bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và PPH tại phòng khám đa khoa Thái Hà.

Đây là hai phương pháp chữa trị bệnh trĩ nội tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, hai kỹ thuật này được đầu tư những trang thiết bị hiện đại nhất của những nước phát triển trên thế giới. Bác sĩ điều trị là những người có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp HCPT và PPH, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm vì những lý do sau đây:

* Không dùng dao, vết thương nhỏ, mau phục hồi Không để lại biến chứng Điều trị triệt để, chống tái phát Phạm vi điều trị rộng, áp dụng được cho mọi đối tượng Thời gian phẫu thuật nhanh chóng, chỉ khoảng 15 phút Tiết kiệm thời gian và kinh phí cho người bệnh.

* Đừng chủ quan bệnh trĩ có thể tự điều trị tại nhà mà không đi thăm khám. Bạn cũng không thể tự phân biệt được bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại nên hãy đến bệnh viện để được bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị hợp lý.

Bệnh nhân mắc trĩ không thể bỏ qua điều trị bệnh trĩ ở đâu tốt nhất. Xem ngay!

Trĩ ngoại là gì? Có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu về cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất bạn nên biết bệnh trĩ ngoại là gì. Bệnh trĩ ngoại hình thành khi các búi trĩ xuất hiện dưới đường lược, mép ngoài của hậu môn mà mắt thường có thể nhìn thấy, tay có thể sờ được.

Trĩ ngoại gây vướng víu và bất tiện cho người bệnh, khiến người bệnh đau đớn và gặp khó khăn khi đi vệ sinh hoặc lúc mặc quần do tác động và bị ma sát. Bên cạnh việc phải chịu đau đớn và rát ở hậu môn người bệnh còn cảm thấy hậu môn sung to và ngứa rất khó chịu.

Bệnh trĩ ngoại gây chảy máu hậu môn, lúc đầu chỉ xuất hiện khi táo bón lượng máu còn ít nhưng khi nặng hơn lượng máu ngày càng nhiều nhất là khi đi vệ sinh thậm chí chảy máu cả lúc không bị táo bón. Cùng với việc chảy máu người bệnh còn bị giãn tĩnh mạch quanh hậu môn, nếu việc giãn tĩnh mạch nghiêm trọng có thể dẫn đến sung viêm. Khi bị viêm những kẽ nứt hậu môn rất dễ bị vi khuẩn tấn công người bệnh sẽ thấy khó chịu, ngứa ngáy đặc biệt là khi đại tiện và vận động nhiều, nặng hơn có thể thấy rõ nếp dấp hậu môn bị sung tấy, dịch chảy nhiều và bị xung huyết.

Trĩ ngoại dù không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến cho bệnh nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: gây nhiễm trùng máu, ung thư trực tràng, thiếu máu do chảy máu nhiều, viêm nhiễm hậu môn, ảnh hưởng tới sinh hoạt và tình dục.

Bệnh trĩ ngoại do những nguyên nhân nào gây ra

Người bệnh bị trĩ ngoại sẽ bị chi phối bởi các búi trĩ ngoại, nằm ngoài hậu môn bao gồm lớp da bên ngoài hậu môn và các mô liên kết bên trong bị sung phồng. Những búi trĩ ngoại này hình thành do các tĩnh mạch dưới da hậu môn bị tắc nghẽn, không giãn nở nhịp nhàng để điều tiết chất thải ra bên ngoài như bình thường gây sưng phồng, viêm tấy.

Các búi trĩ ngoại lòi ra ngoài khi bị tổn thương quá lâu, không còn khả năng đàn hồi. Búi trĩ ngoại chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên khi bị lòi búi trĩ ra ngoài, người bệnh sẽ cảm giác được sự ngứa ngáy, đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn. Khi ngồi, đi lại hoặc hoạt động mạnh đều gây khó khăn cho người bệnh. Bệnh trĩ ngoại có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau từ trẻ em đến người già, cả nam lẫn nữ đều có nguy cơ mắc phải nhưng thông thường bệnh này hay gặp nhất ở các đối tượng nhân viên văn phòng, công nhân may mặc, tài xế, phụ nữ mang thai… Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường vì một số lý do như:

Do đứng hoặc ngồi lâu một chỗ: Những người làm công việc có tính chất phải ngồi/đứng thường xuyên như nhân viên văn phòng, công nhân phải ngồi nhiều hàng giờ, người phải thường xuyên mang vác quá nặng sẽ khiến cho trực tràng hậu môn phải chịu áp lực lớn dễ dẫn đến bị bệnh trĩ ngoại.

Do ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống thiếu hợp lý cũng ảnh hưởng đến cơ thể gây trĩ ngoại. Người nào ăn ít rau xanh, uống ít nước hay ăn nhiều đồ cay, nóng đến đến rối loạn chức năng tiêu hoá, táo bón lâu ngày đều có thể dẫn đến bệnh trĩ. Không chỉ có vậy chế độ ăn uống thiếu hợp lý bao gồm cả thực phẩm bẩn, nhiễm hoá chất dẫn đến rối loạn nội tiết tố, khó kiểm soát biểu hiện cơ thể không chỉ dẫn đến bệnh trĩ mà còn nhiều loại bệnh tật khác.

Do táo bón kéo dài: Khi chế độ ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến táo bón lâu ngày, phân khô khi đại tiện sẽ rất khó khăn, bạn phải rặn nên tạo áp lực cho hậu môn giãn nở tối đa khiến cho tĩnh mạch hậu môn dễ bị căng phình, mô tế bào xung quanh hậu môn bị giãn khó phục hồi dẫn đến lòi búi trĩ.

Do một số nguyên nhân khác: Căng thẳng do công việc, do mang thai…cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại tỉ lệ cao.

Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại

Các triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Theo các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, bệnh trĩ ngoại có rất nhiều biểu hiện tuy nhiên có một số triệu chứng dễ nhận thấy, bạn có thể chú ý đến chúng để phát hiện bệnh sớm hơn:

Đau rát, ngứa: Khi búi trĩ bắt đầu hình thành do sự tắc nghẽn của các tĩnh mạch ở hậu môn, người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy, đau rát ở khu vực hậu môn, đôi lúc còn cảm thấy vướng víu như có vật gì đó chèn giữa bờ mông, lúc đạị tiện thấy khó khăn. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy viền hậu môn sưng to, xung huyết và có dịch nhày tiết ra.

Đại tiện ra máu: Khi đi đại tiện mà thấy xuất hiện máu tươi là triệu chứng sơ khai nhất của bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ. Khi táo bón lâu ngày, hậu môn đau rát nên khi đại tiện thường rỉ máu. Ban đầu rỉ máu nên chúng ta khó phát hiện nhưng khi nặng có thể máu chảy thành tia mỗi khi đại tiện hoặc ngồi xổm làm giãn hậu môn.

Vùng xung quanh hậu môn sưng tấy: Búi trĩ hậu môn bị đẩy ra ngoài, bị dồn máu dẫn đến sưng tấy, nếu bị viêm nhiễm sẽ có dịch nhầy khiến cho hậu môn người bệnh luôn ướt át, khó chịu.

Búi trĩ bị sa xuống: Các búi trĩ có màu sẫm hoặc tím, hơi cứng, sa xuống nếu bệnh diễn biến nặng người bệnh có thể quan sát được. Búi trĩ này gây cảm giác đau, đôi khi có máu đông xuất hiện. Một số trường hợp, người bệnh bị nhiễm trùng mưng mủ, lỡ loét và nứt kẽ hậu môn.

Tĩnh mạch bị căng giãn gây đau đớn: Phía sau và quanh hậu môn có các đám rối tĩnh mạch nhô lên, bề mặt ngoài được bao phủ bởi một lớp da, ở dưới đó là các đám rối tĩnh mạch rất lớn dễ dẫn đến triệu chứng bị co thắt cơ vòng gây đau đớn.

Bị bệnh trĩ ngoại do nhiều nguyên nhân khác nhau nên mỗi nguyên nhẫn dẫn đến các triệu trứng bệnh trĩ ngoại và trạng thái trĩ ngoại khác nhau. Khi búi trĩ lồi to, căng phồng bề mặt do tĩnh mạch phì đại gây sưng tấy, có thể gây sốt, đi đứng khó khăn không những ảnh hưởng đến tâm lý mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Khi mắc bệnh trĩ ngoại người bệnh sẽ thấy các búi trĩ phồng to, xơ cứng xuất hiện ở hậu môn lúc này chắc hẳn bạn sẽ hoang mang và muốn biết cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất là gì. Đây là bệnh lý tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây nhiều khó chịu và khiến cuộc sống bị đảo lộn vì thế hãy tìm hiểu thật kĩ về căn bệnh này và cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất để không gặp những khó chịu do bệnh gây ra nhé!

Cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất

Hiện nay bệnh trĩ khá phổ biến nhất là trĩ ngoại chính vì thế việc tìm hiểu cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất luôn được nhiều người quan tâm. Có khá nhiều cách điều trị trĩ ngoại nhưng chủ yếu các chuyên gia thường khuyên người bệnh điều trị và phòng ngừa bằng những phương pháp như:

Giảm thiểu và loại trừ nguyên nhân phát sinh: Bạn có thể giảm thiểu nguyên nhân phát sinh bệnh bằng cách thay đổi thói quen ăn uống thật khoa học, không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng và các chất kích thích. Uống nhiều nước đồng thời ăn những thực phẩm giàu chất xơ có trong hoa quả tươi, rau xanh. Cùng với sự thay đổi trong chế độ ăn uống bạn nên tập thói quen tập thể dục hàng ngày, vận động cơ thể nhẹ nhàng với những động tác nhẹ, tránh đứng yên hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

Không chỉ vậy bạn cũng cần chú ý đến việc vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Không chỉ sau khi đi vệ sinh mà hàng ngày bạn nên vệ sinh sạch sẽ tránh để vi khuẩn tích tụ và phát triển tại hậu môn. Nếu bạn không may mắc bệnh rồi thì nhớ phải vệ sinh hậu môn thật cẩn thận và nhẹ nhàng với nước muối ấm, để giảm bớt cơn đau và tránh sung viêm.

Điều trị trĩ ngoại bằng cách dùng thuốc: Cách này sẽ tùy vào tình trạng và mức độ bị bệnh trĩ của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi ngoài và thuốc uống để điều trị trĩ ngoại. Thuốc uống có tác dụng thẩm thấu vào bên trong tác động lên thành tĩnh mạch giúp giảm thiểu và tránh co thắt, ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm đau, chống sung viêm, phù nề nếu búi trĩ chảy máu còn có tác dụng cầm máu. Các loại thuốc bôi sẽ giúp vết thương đỡ sung viêm, giảm đau đớn, giảm bị ngứa hậu môn, sát trùng ngăn ngừa viêm nhiễm.Tuy thuốc bôi và thuốc uống chữa bệnh trĩ chỉ có tác dụng giảm bớt triệu chứng của bệnh còn để điều trị khỏi bác sĩ sẽ phải kết hợp thuốc loại bỏ bệnh mãn tính hoặc các triệu chứng kèm theo như táo bón, bệnh đường ruột.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách loại bỏ trĩ: Áp dụng phương pháp ngoại khoa đối với trường hợp trĩ ngoại đã ở giai đoạn nặng, trĩ đã viêm loét và nhiễm trùng có nguy cơ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng máu. Tiểu phẫu cắt trĩ có thể loại bỏ búi trĩ, giữ lại phần cơ bên trong rồi khâu vết thương lại, một số trường hợp trĩ ngoại để lại và dần dần biến mất sau khi điều trị. Thủ thuật này phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao, cơ sở y tế hiện đại có đầy đủ những thiết bị phục vụ cho việc thực hiện điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp này.

Nếu bạn đang mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại thì có thể tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Tại Đây. Mong rằng những chia sẻ về bệnh trĩ nội và trĩ ngoại với sự giúp đỡ của các bác sĩ phòng khám Thái Hà đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.

Tin sức khỏe liên quan:

12 địa chỉ phòng khám phụ khoa ở đâu tốt nhất, uy tín Hà Nội12 địa chỉ phòng khám phụ khoa ở đâu tốt nhất, uy tín Hà Nội

Khám phụ khoa ở đâu tốt? Phunutoday xin chia sẻ đến chị em Top 12 địa chỉ khám phụ khoa uy tín và tốt nhất tại Hà Nội bào gồm các phòng khám và bệnh viện

Các bệnh phụ khoa thường gặp, dấu hiệu và cách phòng tránhCác bệnh phụ khoa thường gặp, dấu hiệu và cách phòng tránh

Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa chiếm khoảng 90% và số ca mắc bệnh phụ khoa tăng từ 15-27% mỗi năm.

Cùng chuyên gia tìm hiểu về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữCùng chuyên gia tìm hiểu về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Chuẩn đoán, điều trị sớm chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ cải thiện sức khỏe, đem lại cuộc sống hạnh phúc, tự tin cho phái nữ. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây

Giới thiệu về phòng khám nam khoa, phụ khoa 11 Thái Hà Hà NộiGiới thiệu về phòng khám nam khoa, phụ khoa 11 Thái Hà Hà Nội

Phòng khám nam khoa, phụ khoa 11 Thái Hà là một trong những trung tâm y tế uy tín Trên đây địa bàn Hà Nội. Với rất nhiều lần ưu thế nổi bật, phòng khám ngày càng nhận được sự tin tưởng của người bệnh.

Cách trị hôi nách bằng muối đơn giản tại nhàCách trị hôi nách bằng muối đơn giản tại nhà

Theo các chuyên gia Thai Ha Clinic, trị hôi nách bằng muối là phương pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí và rất hiệu quả. Vậy cách trị hôi nách bằng muối như thế nào?