Bệnh trĩ nội có tái phát không? Cách phòng tránh
Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết có nhiều bệnh nhân sau khi điều trị trĩ nội thường lo lắng không biết bệnh trĩ nội có tái phát không? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức tìm hiểu về bệnh trĩ nội, cũng như những phương pháp giúp hạn chế bệnh trĩ tái phát. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bệnh trĩ nội có tái phát không?
Theo các chuyên gia chuyên khoa hậu môn trực tràngc, bệnh trĩ nói chung và căn bệnh trĩ nội nói riêng rất dễ tái phát, nhưng không phải bệnh khó chữa và khó phòng tránh. Vì hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, các kỹ thuật điều trị bệnh trĩ sẽ làm giảm triệu chứng cũng như giải quyết búi trĩ của bạn.
Trên thực tế, bệnh trĩ có tái phát hay không còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Nếu như sau điều trị người bệnh thiết lập được lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý thì khả năng bệnh trĩ nội tái phát rất thấp.
Bệnh trĩ nội tái phát do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có thể kể đến chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn uống không khoa học: Đã từng bị trĩ sau khi bệnh thuyên giảm vẫn tiếp tục tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như: ăn cay, ăn nhiều thức ăn quá béo, thường xuyên dùng các chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn…
- Sinh hoạt không tốt: Một số thói quen không tốt như nhịn tiểu nhiều lần, đứng, đi, hoặc ngồi quá lâu, cơ thể ít vận động, sinh hoạt không điều độ…. Cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ và khiến bệnh trĩ tái phát.
- Điều trị trĩ không hiệu quả: Phương pháp điều trị không hiệu quả, việc chữa trị không đúng phương pháp là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tái phát cao.
- Không kiêng quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn khi bệnh vừa chớm khỏi, vệ sinh không sạch sẽ, đôi khi do cơ thể có sức đề kháng yếu làm bệnh dễ tái phát.
- Không tuân thủ lời khuyên của bác sĩ: Nguyên nhân chính khiến bệnh trĩ tái phát là do bệnh nhân không tuân thủ đúng các lời khuyên của bác sĩ, không kiêng kị, điều trị đúng nguyên tắc, uống thuốc không đủ liều lượng, …
Bệnh trĩ nội tuy tái phát nhưng ở lần sau sẽ nhẹ hơn lần đầu, có người sẽ không bị tái phát, nhưng có người lại tái phát, có thể 1 hoặc 2 lần, thậm chí là nhiều lần. Chính vì thế không thể biết chắc chắn bị tái phát hay không tốt nhất bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu bị trở lại. Tuyệt đối, không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị kể cả thuốc bôi hoặc lẫn thuốc uống. Việc bạn tự ý mua thuốc và điều trị không đúng phương pháp sẽ khiến bệnh dễ tái phát.
Coi thêm:
Các cách phòng tránh trĩ nội hiệu quả
Theo các bác sĩ bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng thì bệnh trĩ nội ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày, công việc cũng như sức khỏe của người bệnh. Do đó, ngoài việc lo lắng điều trị bệnh trĩ nội có tái phát không tốt nhất bạn cần nắm bắt được các cách phòng tránh bệnh sẽ giúp mọi người bảo vệ sức khỏe của chính mình. Một số lưu ý dưới đây mong sẽ giúp bạn hạn chế và phòng tránh bệnh trĩ:
- Ăn uống khoa học: Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không thay đổi lịch trình ăn uống vì có thể gây khó tiêu dẫn đến bệnh trị nội.
- Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày: có thể uống nước tinh khiết, nước canh hoặc nước rau ép trái cây,… giúp cung cấp cho phân nhiều độ ẩm, khiến nó mềm và dễ dàng hơn để di tản, giúp chống táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ.
- Không nên ngồi quá lâu, hoặc đứng quá lâu: Việc đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến cho sức ép đè lên vùng xương chậu lớn, áp lực lên tĩnh mạch hậu môn cao là nguy cơ gây nên bệnh trĩ.
- Tuyệt đối không nên nhịn đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng giờ: Việc tập đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày giúp hình thành phản xạ tự nhiên tống hết phân ra ngoài hàng ngày, tránh dồn tích phân tạo thành táo bón góp phần phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên: Duy trì hoạt động thể dục thể thao ở mức vừa phải sẽ giúp các nhu động ruột hoạt động tốt tiêu hóa tốt, và tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt không gây ứ trệ máu làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn phòng ngừa bệnh trĩ.
- Điều trị các bệnh lý khác triệt để: Nếu bạn đang mắc phải những bệnh mãn tính như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ… cần phải được điều trị triệt để. Những bệnh này làm tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn gây nên bệnh trĩ.
Trên đây là cách phòng tránh bệnh trĩ nội mà bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng chia sẻ. Mọi người chỉ cần thực hiện đồng thời các cách trên là có thể tránh xa bệnh trĩ và bảo vệ sức khỏe của mình khỏi mắc một số bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng khác. Đồng thời nếu điều trị khỏi rồi cũng nên tuân thủ để bệnh không quay trở lại.
Tin sức khỏe liên quan:
Khám phụ khoa ở đâu tốt? Phunutoday xin chia sẻ đến chị em Top 12 địa chỉ khám phụ khoa uy tín và tốt nhất tại Hà Nội bào gồm các phòng khám và bệnh viện
Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa chiếm khoảng 90% và số ca mắc bệnh phụ khoa tăng từ 15-27% mỗi năm.
Chuẩn đoán, điều trị sớm chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ cải thiện sức khỏe, đem lại cuộc sống hạnh phúc, tự tin cho phái nữ. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây
Phòng khám nam khoa, phụ khoa 11 Thái Hà là một trong những trung tâm y tế uy tín Trên đây địa bàn Hà Nội. Với rất nhiều lần ưu thế nổi bật, phòng khám ngày càng nhận được sự tin tưởng của người bệnh.
Theo các chuyên gia Thai Ha Clinic, trị hôi nách bằng muối là phương pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí và rất hiệu quả. Vậy cách trị hôi nách bằng muối như thế nào?